Dòng Máu Việt Nam Cộng Hòa

Thursday 15 June 2023

19.6 CHÂN DUNG NGƯỜI LÍNH VNCH

 CHÂN DUNG NGƯỜI LÍNH VNCH


FB_IMG_1682676331872.jpg


Chân Dung Của Người Lính Việt Nam Cộng Hoà.
Nguyễn thị Thảo An

Không biết bắt đầu từ thuở nào có một quy luật hình thành là ở một thể chế chính trị, đều thành lập một lực lượng để bảo vệ mình, lực lượng đó được gọi là quân đội. Quân đội sinh ra từ chế độ và nó cũng vẽ nên những chân dung của chế độ. Chế độ tốt sẽ xây dựng nên một quân đội tốt. Quân đội tốt sẽ không dung dưỡng một chế độ xấu. Từ hơn hai nghìn năm về trước, người lính Việt Nam với chiếc áo trấn thủ, mang gươm giáo ngàn xưa để gồng gánh trên vai những nhiệm vu giết thù diệt loạn, bảo quốc an dân, giữ gìn cơ nghiệp của tiền nhân.
Trải qua bao thăng trầm của đất nước, hình ảnh của người lính thay đổi qua bao thời thế, nhưng trách nhiệm không hề thay đổi. Người thanh niên tuổi trẻ Việt Nam từ khi bước vào quân trường, khoác vội bộ đồ trận, lưng mang vác ba lô cho tới khi anh đứng nghiêm với lời tuyên thệ Vị Quốc Vong Thân.
Người tuổi trẻ đã trở thành người lính. Anh trưởng thành hơn bóng dáng của quê hương. Người lính với chiếc nón sắt xanh đậm tròn tròn như nửa vầng trăng in rõ bóng trên nền trời xanh lơ. Anh đã bước ra, tay ôm súng và chân mang giày trận, anh giẫm mòn nửa vòng đất nước đi canh giữ cho quê hương. Bắt đầu từ thập niên Sáu Mươi, khi kẻ thù phương Bắc, với xe tăng súng cối, với những chủ thuyết ngoại lai, với những xích cồng nô lệ, đã toan tính nhuộm đỏ quê hương, thì từ đó, người lính đã hiện diện trong tuyến đầu lửa đạn. Anh mang vác hành trang, chiếc ba lô nặng cồng kềnh để chận bước quân thù, để bảo vệ miền Nam.
Ðất nước hai mươi năm chiến tranh, hai mươi năm dài người lính hầu như không ngủ. Hai mươi năm có tới mấy ngàn ngày để anh đi từ sáng tinh mơ, chân giẫm ướt ngọn sương mai trên cỏ. Hai mươi năm có tới mấy ngàn đêm, bóng anh mịt mờ trong núi rừng lạnh giá. Hai mươi năm, anh nghe tiếng đại bác vang trời không nghỉ. Tiếng mưa bom đạn réo bên mình. Tiếng xe tăng nghiền nát đường quê hương.
1682727353378blob.jpg

Hai mươi năm, anh đã đem sinh mạng của mình đặt trên đường bay của đạn. Ðã đem hy vọng cuộc đời đặt trên khẩu súng thân quen. Hay đã đem tình yêu và nỗi nhớ đặt trên đầu điếu thuốc. Hai mươi năm chiến tranh có bao ngày anh được ngủ yên trên chiếc giường ngay ngắn. Có bao đêm anh mơ được trọn giấc bình yên. Hay anh đã sống thân quen với đời gian khổ và đánh bạn với gian nguy. Anh với đầu đội súng và vai mang ba lô, lội qua những vũng sình lầy nước ngang tầm ngực. Anh đã đi qua những địa danh xa lạ: Ashau, Ia Drang, Kontum, Pleime, nơi giơ bàn tay cũng không thấy được bàn tay. Hay anh truy địch ở bờ sông Thạch Hãn lừng lững sương mai, ở phá Tam Giang sóng vỗ kêu gào hay ở Cổ Thành xứ Huế mù sương. Dài dọc xuống Miền Nam với rừng Tràm, rừng Ðước, đến Ðồng Tháp Mười anh đã nghe muỗi vo ve như sáo thổi. Anh đã đến những nơi mà anh không tưởng, anh đi diệt địch và anh đã ngã xuống địa danh chẳng quen dấu chân anh.
Người lính nằm xuống ở Miền Nam xanh tươi ngọn mạ, ở những vùng trầm se rét Miền Trung, hay ở Miền Ðông xác thân thối rửa Từ Ấp Bắc, Ðồng Xoài, Bình Giả… cho tới Tống Lê Chân, An Lộc, Bình Long, người lính đã căng rộng tấm poncho để che kín bầu trời Miền Nam được yên ấm tự do. Nối gót tiền nhân, người lính, mỗi người lính đã đem 3.8 lít máu tươi, tưới cho thắm tươi hoa lá ruộng đồng, đã đem mỗi một 206 lóng xương khổ nạn của mình cắm trăm nẻo đường quê hương muôn ngã, để cho chính nghĩa quốc gia tự do được tồn tại. Ðể cho người dân quốc gia được sống no ấm ở hậu phương.
Những người dân quốc gia, những người dân quốc gia không hề muốn trở thành dân Cộng Sản, những người quốc gia luôn muốn bỏ chạy khi Cộng Sản tới và núp bóng người lính để được sống an nhàn ở chốn hậu phương. Họ hoàn toàn trao trọng trách bảo vệ quốc gia, ngăn thù dẹp loạn như một thứ công việc và trách nhiệm của người làm nghề lính, như thể không liên quan gì tới họ.
1682727398373blob.jpg
Và họ tự trấn an lương tâm rằng người lính sẽ không bao giờ buông súng và sẽ mãi mãi bảo vệ họ tới cùng. Vì thế, họ luôn yên tâm sống ở hậu phương, yên tâm kiếm tiền và tranh đua đời sống xa hoa phè phỡn trên máu xương của người lính. Và ở hậu phương, người lính đồng nghĩa với nghèo, đời lính tức là đời gian khổ, và tương lai người lính đếm được trên từng ngón taỵ Thế nên, người lính về hậu phương, anh ngỡ ngàng và lạc lỏng. Bỗng hình như anh cảm thấy mình như người Thượng về Kinh. Như vậy thì người ta tội nghiệp người lính và yêu người lính để thể hiện tình quân nhân cá nước trong sách vở, báo chí và truyền hình. Người lính bị bắt cóc vào văn chương tiểu thuyết là những người lính giấy, vào văn chương để tự phản bội chính mình, để thoả mãn cho những kẻ trông con bò để vẽ con nai, và ngồi phòng khách để diễn tả chiến trường đỏ lửa.
Người lính trên trang giấy ngang tàng và hung bạo, chửi rủa chính phủ, chống chính quyền và ghét cấp chỉ huy, lính la cà trong quán rượu, uống rượu chẳng thấy say, và càng say càng đập phá. Người lính xuất hiện trên sân khấu thì phong lưu và đỏm dáng hay trắng trẻo no tròn. Anh mặc đồ trận mới toanh còn nguyên nếp gấp, ngọt ngào chót lưỡi đầu môi anh ca bài ca mời gọi ái tình. à người yêu của anh lính là những cô mắt ướt môi hồng, áo quần xa hoa lộng lẫy, thề non hẹn biển yêu lính trọn kiếp trong ti vi. Như vậy thì quá mỉa mai cho cái gọi là anh trai tiền tuyến, em gái hậu phương. Trong khi đó, ở ngoài đời những người vợ lính là những người chống giữ thầm lặng ở xã hội hậu phương. Ðó là những người đàn bà bình dị với tấm áo vải nội hoá rẻ tiền, với đôi guốc vông kẻo kẹt, đóng vai vừa là người mẹ vừa là người cha nuôi con nhỏ dại, gói ghém đời sống bằng lương người chồng lính chỉ vừa đủ mua nửa tháng gạo ăn. Ðó là những người đàn bà tất tả ngược xuôi, lăn lộn thăm chồng ở các Trung Tâm Huấn Luyện, hay ở những nơi tiền đồn xa xôi với vài ổ bánh mì làm quà gặp mặt.
1682727434014blob.jpg
Ðó là những người âm thầm và lặng lẽ, chịu đựng và hy sinh để chồng luôn an tâm chống giữ ngoài trận tuyến với đối phương. Hạnh phúc của họ mong manh và nhỏ bé, bất chợt như tình cờ. Có thể ở một thỏi son nhỏ bé mà người lính mang về để tặng vợ, có thể là một chiếc nón bài thơ, hay chút tình cờ ở một buổi tối người lính chợt ghé nhà thăm vợ. Hạnh phúc ở trong chén trà thơm uống vội, hay ở lúc nhìn đứa con bé nhỏ chào đời tháng trước. Người vợ lính cũng là những người hằng đêm thức muộn để lắng tai nghe tiếng đại bác thâu đêm, rồi định hướng với lo âu trằn trọc. Ðó là những người đàn bà mà sau mỗi lần đơn vị chồng đụng trận, đi thăm chồng giấu giếm mảnh khăn sô. Trong nỗi chịu đựng hy sinh, âm thầm và kỳ vĩ, họ vẫn sống và luôn gắng vượt qua để cho người chồng an tâm cầm súng. Ðể anh, người lính, anh mang sự bất công to lớn, sự bạc đãi phủ phàng, anh vẫn đi và vẫn sống, vẫn chiến đấu oai hùng giữa muôn ngàn thù địch.
1682727612526blob.jpg

Ở chiến trường, anh đối diện với kẻ thù hung ác, ở hậu phương anh bị ghét bỏ khinh khi, trên đầu anh có lãnh đạo tồi, sẵn sàng dẫm xác anh để cầu vinh cho họ, đồng minh anh đợi bán anh để cầu lợi an thân. Những người dân của anh, những người anh hy sinh để bảo vệ từ chối giúp anh truy lùng kẻ địch, và điềm nhiên để anh lọt vào ổ phục kích của địch quân. Những người dân bán rẻ linh hồn cho quỷ, tiếp tay cho địch thác loạn ở hậu phương, đó là những kẻ chủ trương đòi quyền sống, trong đó không bao gồm quyền sống của anh. Những kẻ để trái tim rung động tiếc thương cho cái chết của kẻ thù nhưng dửng dưng trước sự ngã xuống của anh. A dua, xu thời là bọn báo chí ngoại quốc thiên tả, lệch lạc ngòi bút, ngây thơ nhận định, mù quáng trong định kiến. ất cả vây quanh anh để tặng cho anh những đòn chí tử. Người lính bi hùng và bi thảm. Anh chống địch mười phương, tận lòng trong đơn độc, anh vẫn hy sinh và chống giữ tới hơi thở cuối cùng.
Ngày Hoà Bình, 28 tháng Giêng năm 1973 hiệp định Paris được ký kết Hoà Bình thật đến trên trang giấy, đến với thế giới tự do. Thế nên, thế giới tự do nâng ly để chúc mừng cho hoà bình của họ và nhận giải Nobel. Nhưng hoà bình đến ở Việt Nam tanh hôi mùi máu, đen ngòm như tấm mộ bia. Và anh, anh là vật thụ nạn trong cái hoà bình bi thảm. Người lính vẫn tiếp tục ngã xuống, đem xác thân đắp nên thành luỹ để ngăn bước quân thù. Từ Ðông sang Tây, từ Nam chí Bắc, từ ngàn xưa và cho tới ngàn sau, có một quân đội nào mang số phận bi thương và oai hùng như người lính? Những người lính chịu uống nước rễ cây và đầu không nhấc thẳng, đi luồn dưới Rừng Sát suốt 30 ngày không thấy ánh mặt trời. Những người lính đi hành quân mà không người yểm trợ để hai ngày ăn được bốn muỗng cơm, hay ăn luôn năm trái bắp sống và những lá cải hư mục ruỗng, miệng thèm một cục nước đá lạnh giữa cái nắng cháy da. Người lính, người ở địa đạo Tống Lê Chân ăn côn trùng để tử thủ giữ ngọn đồi nhỏ bé. Người nằm xuống ở An Lộc, Bình Long.
1682727696915blob.jpg

Và thủ đô, vòm trời thân yêu mà anh mơ ước để tang truy điệu cho anh chỉ có ba ngày. Ba ngày cho sinh mạng của năm ngàn người ở lại. Người ta lại tiếp tục vui chơi và quên đi bất hạnh. Bởi bất hạnh nào đó chỉ là bất hạnh của riêng anh. Người lãnh đạo anh còn mè nheo ăn vạ. Và anh, anh phải đóng trọn vai trò làm vật hy sinh. Trước nguy nan, lãnh đạo anh tìm đường chạy trốn thì anh vẫn còn cầm súng ở tiền phương. Anh đã chống giữ, chịu đựng từng đợt xung phong ở Ban Mê Thuột mỗi ngày 24 giờ, không có ai yểm trợ, tiếp tế từ hậu phương. Nhưng ở đó, anh vẫn phải tử thủ cho con đường tẩu thoát của cấp lãnh đạo anh tuyệt đối được bình yên. Và đồng minh của anh, người đồng minh đã từng sát cánh, cùng chia sẻ nỗi gian nguy ở Hạ Lào, Khe Sanh dưới trời mưa pháo, nay lại nghiễm nhiên nhìn anh đi những bước cuối cuộc đời. Phải chăng nhân loại đang trút những hơi thở cuối cùng nên lương tâm con người đang yên nghỉ ? Cho nên, cả thế giới lặng câm để nhìn anh chết.
Không chỉ cái chết riêng cho mỗi mình anh, vì bởi dưới đuờng đạn xuyên qua, xác thân anh ngã xuống thì đau thương đã vụt đứng lên. Cái bi thương có nhân dáng lớn lên và tồn tại suốt ngang tầm trí nhớ. Và người lính, anh vẫn kỳ vĩ và chịu đựng như vị thần Atlas mang vác quả địa cầu, người lính đã mang vác và bảo vệ mấy trăm ngàn người dân trên đường triệt thoái. Trên những con đường từ Cao Nguyên không thiếu những người lính gồng gánh cho những người cô dân chạy loạn. Tay anh dẫn em thơ, tay dắt mẹ già chạy trong cơn mưa pháo. Và anh đã làm dù, làm khiên đỡ đạn, cho nên thân xác anh đã căng cứng mấy đường cây số, hay xác làm cầu ở tỉnh lộ 7B, anh đã chết ở Cao Nguyên lộng gió và đếm những bước cuối đời ở ngưỡng cửa thủ đô. Bởi lãnh đạo đầu hàng nên anh nghẹn ngào vất đi súng đạn. Với nham nhở mình trần, anh vẫn chưa tin đời đã đổi thay.
Có thật không? Hai mươi năm chiến tranh kết thúc? Giã từ những hy sinh và gian khổ của hôm quả có thật không? gày buông rơi vũ khí, anh mơ được về để an phận kẻ thường dân? Và có thật không? Anh được đi, được sống giữa một quê hương rối loạn tràn ngập bóng quân thù? Anh đã khóc nhiều lần cho quê hương chinh chiến và đã khóc nhiều lần cho những xác bơ vơ. Lính khổ lính cười, dân khổ để người lính khóc. Và có ai, từng có ai trong chúng ta đã khóc thương cho đời lính?
1682727782758blob.jpg

Thương cho người lính với trái tim tan vỡ từ lâu. Bởi trái tim anh đã hơn một lần để lại dưới chân Cổ Thành Quảng Trị, ở một mùa Xuân xứ Huế năm nào, ở Hạ Lào, Tống Lê Chân hay ở trong cái nồi treo lủng lẳng trên ba lô khi anh hô xung phong để tiến vào An Lộc? Người lính thật sự trái tim anh tan vỡ từ lâu. Lịch sử đã sang trang, và loài người đã bắt đầu đi những bước cuối cùng trên trái đất? Thế nên thời trang nhân loại là thứ phấn hương tàn nhẫn, và môi tô trét thứ son vô tình. Cả thế giới đồng thanh công nhận và gửi điện văn chúc mừng sự thống nhất ở Việt Nam. Và người ta uống chén rượu mừng để truy điệu Việt Nam đi vào cõi chết, chúc mừng Việt Nam có thêm 25 triệu nô lệ mới nhập tên.
Hoà bình đã nở hoa trong cộng đồng thế giới, trong đời người Cộng Sản, nhưng hoà bình không thật đến ở Việt Nam.
Người Cộng Sản chân chính có truyền thống là những người không hề biết hoà bình, không sống được trong hoà bình thật sự. Như con giun, con dế sợ ánh sáng mặt trời. Thế nên họ dẫn dắt toàn dân đi xây dựng văn minh thời thượng. Khởi đầu là việc cày nát nghĩa trang Việt Nam Cộng Hoà và hạ tượng Người Lính Việt Nam Cộng Hoà. Người Lính rơi xuống vỡ tan trong lòng đường phố, nhưng từ đó anh mới thực sự đứng lên, đứng thẳng và oai hùng hơn trước trong trái tim của người dân Việt Miền Nam. Bởi từ khi những người bộ đội Cộng Sản bước chân vào thành phố, thì người dân Quốc Gia mới thật sự hiểu được giá trị của anh. Và những sự lầm lẫn và hối hận hôm nay hình như luôn theo nhau đi vào lịch sử. Vậy thì, khi ta chết trên con đường chạy loạn, khi ta chết ở bãi Tiên Sa, ta vùi thân nơi vùng kinh tế mới hay ta chìm dưới đáy biển Ðông, không phải vì khẩu súng rơi trên tay người lính, mà ta chết bởi viên đạn ích kỷ, viên đạn lãnh đạm và thờ ơ xuất phát từ trái tim bắn ngược lại chính ta.
Bởi sự thật về người Cộng Sản đã đi quá tầm tưởng tượng và sự hy sinh của người lính vượt quá nỗi bi thương. Hai mươi năm chiến tranh, hơn hai trăm ngàn người lính, hơn năm trăm ngàn thương binh đã để lại hai trăm ngàn sinh mạng và năm trăm ngàn những phần cơ thể để lại trên chiến trường khốc liệt.
Ðể cho chúng ta có một bầu trời để thở, có một khoảng không gian đi đứng tự do, để cho tuổi thơ của chúng ta không phải đi lượm ve, lượm giấy, không phải đeo khăn quàng đỏ và ngợi ca những điều dối gạt chính mình. Ðể cho bàn tay thiếu nữ không chạm bùn nhơ thủy lợi, tuổi thanh xuân không phải vùi chôn ở những gốc mì. Ðể cho bà mẹ già không phải ngồi mơ ước miếng trầu xanh, và những giọt nước mắt thôi không cần tuôn chẩy.
Nhưng lịch sử đã sang trang, những trang hồng tươi màu máu cho người Cộng Sản và cũng là những trang đẫm máu và nhơ bẩn nhất cho cả lịch sử của dân tộc Việt Nam. Anh, người lính trong thời chiến thành người tù của thời bình. Người lính chịu số phận bi thương của chiến tranh và cũng chịu luôn số phận tàn nhẫn trong thời bình. Anh người lưu vong trong lòng dân tộc, và lưu đày ở chính quê hương anh. Bởi Cộng Sản Việt Nam đã bắt đầu một cuộc chiến tranh mới và đẩy anh xuống đáy trầm luân. Cũng chính từ chiến trường Tù Ngục này mà Cộng Sản đã chứng minh được Chúng và Anh không là đồng loại. Chúng, là lũ Cộng Sản cuồng tín, và tàn bạo nhất giữa thế giới Cộng Sản và vô nhân.
Chúng lập nên một vương quốc mới mang tên là Lừa Dối, và mở ra một kỷ nguyên giết người theo kiểu mới, giết người bằng những mỹ từ đẹp đẻ, bằng lao động vinh quang, bằng thời gian không thể đếm. Người lính bước vào trận chiến mới, chiến trường có tên là cải tạo, và anh người tù nhân không có án. Ở đây anh không có lãnh đạo, không có đồng đội, không có hậu phương. Kẻ thù vắt cùng, vắt kiệt sức lực anh trong rừng thẳm. ày đọa sỉ nhục anh dưới hố xí tanh hôi, đem thanh xuân và tài hoa của anh vùi chôn ở những vòng khoai vớ vẩn. Ðặt hy vọng của anh máng vào những mốc thời gian. Người lính đã trở thành vật thụ nạn thời bình. Anh chết đói bên những vòng xanh nở rộ do chính tay anh cày xới vun trồng. Anh chết khát khi bên ngoài mưa rơi tầm tã. Giữa những trùng vây sóng dữ, giữa bóng tối cô đơn Anh vượt qua sự chết để đem về nghĩa sống. Anh đi xiếc qua những ranh giới tử sinh để chứng minh được phẩm giá con người. Ðôi mắt anh cao ngạo và chân đạp chữ đầu hàng. Từ trong tăm tối hận thù, anh thắp sáng lên ý nghĩa đời người. Anh đã chiến đấu, để từ trong cõi chết anh bước ra mà sống. Ðể anh trở về từ địa ngục trần gian.
Bao đồng đội bất hạnh đã ngã xuống trong rừng thẳm, cuối cùng anh đã trở về: Ta về cúi mái đầu sương điểm Nghe nặng từ tâm lượng đất trời Cám ơn hoa đã vì ta nở Thế giới vui từ mỗi lẻ loi (Tô Thùy Yên) Nước mắt anh không rơi trong ngục tù Cộng Sản, nước mắt anh rơi khi anh được trả tự do. Anh bước về, anh đi giữa lòng quê hương. Anh ngỡ ngàng như thức từ cơn mộng. Có thật chăng đất nước Việt Nam, tàn hơn 30 năm chinh chiến và tù đày, để anh có được một đất nước thanh bình điêu tàn hơn thời chiến? Và tuổi trẻ, những mầm non đất nước hôm nay xa lạ như người không cùng chung dòng giống. Anh đi trên đường phố xưa, đường đã đổi tên. Anh tìm bạn bè cũ, đứa còn đứa mất. Quê hương này không có chỗ cho anh? Hai mươi năm chiến chinh, mười mấy năm tù đày trên chính quê hương để rồi anh phải tha hương biệt xứ.
Người lính, mười bốn năm lính, mười bốn năm tù, tài sẵn có, được trí trá vài đô la, và mái đầu sương điểm để anh bước vào đời lần nữa. Anh không có quyền bắt đầu, chỉ có quyền tiếp tục trôi theo dòng đời nghiệt ngã. Người lính cũ ngồi bán nước đá bào cho học trò giờ tan học ở chính quê hương. Hay anh, người lính lưu vong ngồi bán thuốc lá lẻ hằng đêm trong những tiệm Seven Eleven trên đường phố Mỹ.
Ba mươi năm vết thương cũ hầu như chưa lần khép kín. Ôi, hai mươi sáu chữ cái bắt đầu từ a, b, c, đ dẫu sắp xếp khéo léo tới đâu vẫn không đủ để viết nên những bi hùng anh đã đạt. Và cần phải thêm vào bao nhiêu chữ nữa mới diễn tả lên sự xót thương anh.
1682727513526blob.jpg

Chúng ta đã quá may mắn, quá vinh dự để trang sử Việt Nam có thêm những anh hùng như người lính Việt Nam Cộng Hoà, những anh hùng vô danh và sống đời thầm lặng, những anh hùng bình thường mà ta chưa có dịp vinh danh. Nhưng cho tới nay, ta đã làm gì để tri ân người lính Quốc Gia. Chúng ta những người dân Quốc Gia đi chung con thuyền Miền Nam do các anh chèo chống, đưa qua những con sóng dữ Việt Nam. Những người quốc gia đã sang thuyền trong cơn quốc nạn, và đã để mặc anh chìm trong cơn Hồng Thuỷ của Việt Nam.
Chúng ta, những người quốc gia tầm gửi, đã sống nhờ trên máu xương người lính, và chưa lần đóng góp nào cho chính nghĩa quốc gia. Có phải giờ đây, chúng ta tiếc thương người lính bằng đầu môi chót lưỡi, bằng những video, nức nở kêu gào, hay chúng ta khóc cho người lính bằng những trang thơ vớ vẩn? Và có ai, có ai trong chúng ta cảm thấy thẹn khi ta đã đôi lần hãnh diện vì ta nói tiếng Anh trôi chẩy hơn họ, xe ta đẹp, nhà ta to. Ngày nay, Người Cộng Sản ở quê hương với đôi tay đẫm máu của thuở nào cũng nói lời phản tỉnh.
Vậy còn ta, bao nhiêu người Quốc Gia sẽ thức tỉnh để vẽ chân dung kỳ vĩ và nhiệm màu của Người Lính chúng ta. Có ai trong chúng ta sẵn sàng chi tiêu những bữa tiệc đắt tiền trong những nhà hàng danh tiếng, mua những tấm vé vào cửa của đại nhạc hội lừng tên mà ta tiếc bỏ tiền ra để quyên góp, xây lại tượng Người Lính ở thủ đô đã ngã xuống hôm nào. Ðể một mai, khi quê hương không còn giống Cộng Sản, ta đem anh về trở lại quê hương.
Ðể anh được đứng lên chính nơi anh ngã xuống như cùng thời với đất nước lúc hồi sinh. Bao nhiêu chuyên gia nhóm họp nhan đề “xây dựng lại đất nước trong thời hậu Cộng Sản”. Vậy có ai đã đặt kế hoạch tri ân cho người lính? Bởi, một ngày nào mà ta chưa biết tri ân người lính và đặt họ ở một địa vị xứng đáng mà đáng lẽ họ phải ở từ lâu, thì làm sao ta có thể xây dựng được một xã hội đáng gọi là nhân bản.
Hãy vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hoà. Hãy giữ gìn và bảo vệ tinh thần Vị Quốc Vong Thân của họ như giữ gìn ngọn lửa thiêng trong lòng dân tộc, thì dân tộc ta mới mong có được những truyền nhân xứng đáng với thế hệ tương lai.
Nguyễn thị Thảo An

Wednesday 24 May 2023

ĐÂY LÀ NƠI AN NGHỈ CỦA MỘT NGƯỜI CỘNG SẢN CHÂN THẬT!



Dẫn nhập: Mới đây, nhân ngày 19 tháng 5, tên phản đảng cò mồi Cù huy Hà Vũ đã làm bẩn
diễn đàn điện tử toàn cầu bằng cách tự sướng là ca tụng Bác Hồ, Bác Phạm và cha của nó là
Cù Huy Cận đã ký tuyên ngôn độc lập và đã đưa đất nước Việt Nam vào thời đại “ngàn năm
nô lệ giặc Tàu" và nó được Việt Cộng “xuất khẩu qua Hoa Kỳ và được Mỹ cho “nhập khẩu"
và cho hưởng trợ cấp từ cơ quan NED là cơ quan trá hình của CIA.
Nhiệm vụ của thằng chó chết này cũng giống như “tiền bối" của nó là Bùi Tín (đã chết),
Đoàn Viết Hoạt, Đoàn Văn Toại (đã chết).
Thằng chó chết này cũng giống như “tiến sĩ Bác Hồ" Trần Kiêm Đoàn là những thằng chuyên
môn làm chuyện chọc cho chúng chửi cho đến khi chết... VẪN CÒN CHỬI - như “Bác Hồ
của chúng nó".
Và cái lăng của Bác chúng nó mà tên chó chết Nguyễn Tường Tuấn, cựu Đại úy Trinh Sát SĐ
5 QLVNCH và vợ vào thăm để “nhớ ơn Bác Hồ vì nhờ có Bác nên gia đình chúng con mới
có đời sống như hôm nay".
Và tên mất dạy Nguyễn Gia Kiểng, kẻ đã bắt “Tổ quốc ăn năn" mấy chục năm nay ra rả kêu
gọi mọi người hãy vào lăng thăm Bác, hãy nói rằng chúng ta hãy hòa hợp hòa giải và đax
quên hết hận thù; nhưng nó lại không dám về Việt Nam.
Trong khi hầu hết người Việt tị nạn đều gọi “cái lăng của Bác" là chỗ để... đi đái.

*
Lăng tẩm là một trong những kiến trúc của thời đại quân chủ phong kiến. Tưởng rằng những
loại kiến trúc như vậy sẽ không còn được tiếp tục một khi chế độ chuyên chế không còn.
Nhưng rồi rồi thỉnh thoảng nó vẫn xuất hiện.
Không nhiều lắm, chỉ có vài cái bơ vơ, lạc lõng trên quả địa cầu. Những quốc trưởng, chính
khách, danh nhân nổi tiếng ở thế kỷ 20 như Churchill, Charles De Gaulle, Roosevelt,
Kennedy... khi mất không hề có lăng. Những ngôi mộ của họ chỉ là những ngôi mộ khiêm
tốn, bình thường. Năm 1917, Lénine lãnh đạo cuộc cách mạng lật đổ chế độ quân chủ của
Nga Sa hoàng. Lập nên một nhà nước mà ông và những người học trò của ông gọi là “nhà
nước dân chủ nhân dân”. Năm 1924, ông chết. Người kế vị ông đã xây cho ông một cái lăng.
Cái lăng này vĩ đại hơn bất cứ cái lăng tẩm Sa hoàng nào trước đó. Và xác ông thì được ướp,
hy vọng lưu lại đời đời. Năm 1953, Stalin, người đã ra lệnh xây cái lăng đó chết. Xác cũng
được ướp để trong lăng Lénine. Nhưng chỉ mấy năm sau, Nikita Kroutchev lôi cái xác đó ra
ngoài. Bây giờ trong cái lăng vĩ đại dựa tường điện Cẩm Linh ngó ra quảng trường Đỏ ở thủ
đô Mạc Tư Khoa – nơi mà “nhà thơ nhân dân” Tố Hữu mơ “được hôn từng viên gạch lót” –
chỉ còn chơ vơ một cái xác mốc meo. Mà cái xác đó cũng đang bị dân Nga la ó đòi kéo ra
ngoài.
Ở Hà Nội, ngó ra quảng trường Ba Đình cũng có một cái lăng y hệt như vậy. Để 2 tấm hình
chụp 2 cái lăng gần nhau thử mà xem. Y như đúc. Có điều cái ở Hà Nội thì nhỏ hơn. Nô lệ
đến nỗi cái lăng mà cũng cóp-py như vậy thì kể cũng khó kiếm. Chắc cũng muốn để được
nghìn năm. Các ngài Cộng sản Việt Nam vẫn thành kính gọi là lăng Bác.
Lăng được khởi công từ năm 1973 sau hiệp định Paris. Nhưng những sự chuẩn bị thì đã bắt
đầu trước đó rất lâu, ngay sau khi Bác... hai năm mươi! Theo nhà văn Tô Hoài thì cửa lăng
được làm từ những cây cổ thụ hàng 500 năm tuối ở Tây Nguyên hạ xuống, dùng voi kéo ra để
đem về Bắc ngay trong thời chiến tranh. Cát xây dựng thì do dân công đãi bằng tay tận
thượng nguồn Kim Bôi... Bao nhiêu những cái quý giá nhất của cả nước đều tập trung vào
cái lăng vô bổ ấy. Dân đói? Mặc kệ! Nước nghèo! Mặc kệ! Xây lăng cái đã. Cho có với người
ta. Lăng Bác sẽ là một công trình vĩnh cửu để lại cho thế hệ mai sau. Họ hãnh diện gào lên
như vậy.
Nhưng mà xét cho cùng, phong kiến hơn bất cứ một triều đại phong kiến nào, chính cái triều
đại ông Hồ lập ra; tốn kém và vô ích nhất chính là cái lăng của ổng.
Có nhiều người hổng chịu cái khẩu hiệu “Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong lòng
quần chúng” cứ nhất định hỗn hào đặt cho cái chỗ tiểu tiện là... “lăng Bác!”
Có mấy ông nóng tánh đòi đập cái lăng ấy ra, và đốt cái xác thành tro. Theo tôi, không nên
như vậy. Dù sao ông ấy cũng chết rồi! Đình, chùa, miếu mạo mà họ còn biến thành nhà kho
và chuồng lợn được; thì cái lăng đồ sộ kia tội gì mà làm chỗ tiểu tiện, tội gì mà phá. Cứ giữ
nguyên hoặc sửa đổi chút chút thì nó sẽ biến thành một cái công trình hữu ích nào khác. Ví
dụ như lấy làm bảo tàng viện về bệnh AIDS chẳng hạn. Túng cùng quá thì kiếm một con trâu
ba sừng nhốt vào đấy rồi bán vé vào cửa. Thu cũng được bộn tiền. Phá chi, uổng lắm! Còn
cái xác cũng được khối việc. Nghiên cứu cẩn thận mấy cái nấm mốc trên đó, biết đâu người
ta sẽ tìm được một loại kháng sinh mới để trị bệnh giang mai. Hãng thuốc lá “ba số năm”
Ăng-lê biết đâu lại la toáng lên là sau khi xem xét kỷ mấy cái lông mũi của Bác họ có thể
khẳng định là 94,3% số thuốc mà Bác hút là hiệu 555 vân vân và vân vân... Không nên cắt,
đốt, cột gì cái xác ấy. Cứ để đấy!
Lăng tẩm triều Nguyễn nay tuy chỉ còn là vang bóng một thời nhưng vẫn là những di tích,
thắng cảnh của đất Thần Kinh cần nên trùng tu, bảo vệ. Khi xây dựng lăng vua, người ta cũng
cẩn thận xem xét địa thế, phong cảnh, mong sao cho nó bền vững đời đời.
Có những cái lăng không bao giờ sợ bị mưa nắng, thời gian tàn phá; bởi nó được xây ngay
trong lòng dân tộc. Lăng Trần Hưng Đạo Vương, lăng Bình Định Vương Lê Lợi, lăng
Quang Trung Hoàng Đế Nguyễn Huệ v.v... Con người và thời gian nào tàn phá được. Đâu
có như cái xác ướp ở lăng Ba Đình. Mới hơn 40 năm mà đã run cầm cập vì bị thiên hạ hầm
hè nay đốt, mai cột, bữa kia đòi cắt.
*
Như mọi người đều biết, cái xác ướp được để trong cái lăng ở Ba Đình là của “Bác Hồ”.
Theo tuyên cáo của Phong Trào Quốc Dân Xóa Bỏ Huyền Thoại Hồ Chí Minh (tức Phong
Trào Nô Hồ) thì:
“-Thứ nhất, về lý lịch, Nguyễn Sinh Cung sinh năm 1890 tại thôn Kim Liên, xã La Liên,
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, Việt Nam là con của Nguyễn Sinh Sắc và Hoàng Thị Oanh.
Năm 10 tuổi, Cung được đổi tên là Nguyễn Tất Thành sau này thay tên đổi họ hơn 20 lần và
cuối cùng mang tên Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã có tình khai man lý lịch nhiều lần để che
đậy hành vi bất chính của y.
-Thứ hai, về tu thân, Hò Chí Minh là một kẻ bất chính với nhiều thủ đoạn gian mạnh như
chiếm đoạt tên tuổi nhiều người qua bút hiệu Nguyễn Ái Quốc, qua tập thơ “Ngục Trung
Nhật Ký”, tự viết hai cuốn sách với bút hiệu Trần Dân Tiên và T.Lan để ngụy tạo thành tích
và ca tụng chính mình.
-Thứ ba, về mặt tề gia, Hồ Chí Minh là một kẻ bất nghĩa vì y đã nhẫn tâm không nhìn nhận
vợ con mặc dù trong cuộc đời y đã dan díu với nhiều phụ nữ trong đó có Đỗ Thị Lạc là người
có đứa con gái với y, các phụ nữ được biết tên đã sống với Hồ Chí Minh như Lim Sam, Tăng
Tuyết Minh... nhưng Hồ Chí Minh đã gian dối với quốc dân và quốc tế là y chưa bao giờ lấy
vợ.
-Thứ tư, về chính trị, Hồ Chí Minh là nhân viên của tổ chức Viễn Đông Vụ do Nga Sô lập ra
và là nhân viên Nam Phương Cục của Trung Cộng. Hồ Chí Minh là tay sai đắc lực của Cộng
sản Quốc tế nên đã hãm hại nhiều lãnh tụ Quốc Gia yêu nước Việt Na để độc chiếm ngôi vị
lãnh tụ chống thực dân Pháp nhằm cướp công cho Cộng sản Quốc tế. Hồ Chí Minh đã thi
hành chỉ thị của Cộng sản Quốc tế, nhận mọi phương tiện của ngoại bang đã gây ra cuộc
chiến tranh trường kỳ, giết hại nhiều thế hệ thanh niên và dân chúng VN, Hồ đã dùng bạo lực
để cướp chính quyền, áp đặt một cơ chế độc tài, đảng trị theo đúng mẫu mực của Cộng sản
Quốc tế khiến dân tộc VN chịu nhiều thống khổ nhất trong lịch sử cận đại.
Hồ Chí Minh đã can tội bán nước năm 1958 khi y đoạt chức Chủ tịch Nhà nước VN đã ra
lệnh cho Thủ Tướng Chính phủ của y là Phạm Văn Đồng gửi văn thư tới Tổng lý Quốc Vụ
viện Trung Cộng là Chu Ân Lai để thừa nhận quyết định về hải phận của Trung Cộng bao
gồm các vùng hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày 14-1958.
-Thứ năm, về lịch sử, HCM đã ngụy tạo ra tiểu sử của mình, Đảng CSVN và Cộng sản Quốc
tế đã xuyên tạc lịch sử VN để tạo ra mẫu người và thành tích không có thực cho Hồ Chí
Minh.
Vì các tội nêu trên Hồ Chí Minh đã phạm trong các trường hợp gia trọng, chúng tôi công khai
tố cáo trước công luận như sau:
-Hồ Chí Minh là kẻ phản quốc, và là quốc tặc của dân tộc Việt Nam.
-Hồ Chí Minh không đủ tư cách của một người Việt Nam.
-Tất cả những sự kiện lịch sử lịch sử liên hệ đến Hồ Chí Minh đều do chính y và Cộng sản
Quốc tế đã ngụy tạo”.
Theo “Di chúc” “Bác Hồ” để lại thì “Bác” muốn những người thừa kế đem xác Bác hỏa thiêu
và đem rải khắp 3 miền đất nước; nhưng Lê Duẩn đã sửa di chúc và xây lăng cho “Bác” để
cho mấy năm trước, bà nhà văn già không nên nết Nguyễn Thị Hoàng Bắc ở hải ngoại đã
lớn tiếng rộng họng chê bai những người chống Cộng:
“Vào thăm lăng Bác âm u
Cháu ngoan Hoàng Bắc giở mu ra chào
“Bác Hồ” mới hỏi: làm sao?
Cháu ngoan Hoàng Bắc: “Ối dào! “Bác” đẹp giai!”
Bác Hồ bèn ngoắc ngoắc tay:
-Lại đây! Bác thưởng cái này..., chịu không?
Cháu ngoan Hoàng Bắc... chổng mông!”
*
Về chuyện “Bác Hồ” nằm trong lăng ở Ba Đình mới hơn 50 năm đã lo run cầm cập nay lo bị
cắt, đốt, mai lo bị cột, lại bị dân chúng nó hỗn hào gọi là cái chỗ tiểu tiện của chúng nó, đòi
đập phá này nọ.
Cách đây mấy năm, ở hải ngoại có phiếm luận gia “Cau Bay” có kể một câu chuyện mà Lão
Móc thấy có rất là có lý là nên khắc trước cửa vào “lăng Bác” hàng chữ:
ĐÂY LÀ NƠI AN NGHỈ CỦA MỘT NGƯỜI CỘNG SẢN CHÂN THẬT!”
Câu chuyện như sau:
“Ngày xưa có một người tên là Láo, tính lăng nhăng, nhiều vợ nên lâm cảnh lắm mối tối nằm
không, con cái vô tình không nhận cha nên về già sống với đứa cháu kêu bằng Bác, khi bệnh
gần lâm chung bèn kêu đứa cháu lại dặn rằng:
-Cháu à, ông thân sinh của Bác khi xưa là người ghiền rượu nặng nên khi sinh ra Bác ổng sợ
èo uột khó nuôi nên đặt tên Bác là Láo cho ma quỷ nó chê. Tên này xấu quá nên sau khi Bác
chết cháu đừng khắc tên thật của Bác trên mộ bia mà thiên hạ chê cười, Bác e khó bề đi gặp
các cụ.
-Kính thưa Bác, vậy chớ dùng tên gì để ai cũng biết đó là mộ của Bác?
-Cháu cứ khắc lên mộ bia hàng chữ như vầy: “Đây là nơi an nghỉ của một người Cộng Sản
chân thật”.
Đứa cháu y lời và quả nhiên sau đó ai đi ngang qua nhìn mộ bia ông này cũng đều lắc đầu
than: Láo!”.
Kính đề nghị lên quý đ/c lãnh đạo nước CHXHCN Việt Nam cứu xét.

LÃO MÓC

Friday 19 May 2023

Bốn Mươi Tám Năm Trước


(Hình internet)

Năm nay 2023 – bốn mươi tám năm tròn ngày miền Nam bị chiếm đóng-

Việt công gọi ngày 30/4/75 là ngày giải phóng , vài người trong này quen miệng cũng gọi theo . Một số lại cho là ngày hoà bình khi không còn tiếng súng nổ .

Còn những người lính miền Nam vẫn cầm súng và chỉ giã từ vũ khí sau 30/4/75 họ nghĩ gì ?

– Hạ Sĩ Truyền Tin thuộc TĐ 313 Địa Phương Quân : Hồi đó đi trình diện gia nhập quân đội cũng mong cho mau chấm dứt chiến tranh rồi về sum họp với gia đình . Đâu có mong muốn cầm súng hoài . Hồi đó cũng nghĩ lính Bắc Việt là người VN chắc không đến nổi nào, đánh đấm riết rồi cũng phải mệt chớ . Và người Bắc thì cũng là Việt Nam với nhau cũng cùng con cháu Lạc Long Quân và bà Âu Cơ . Dù sao mấy ông lớn chạy hết rồi mình lính quèn đâu có sao có rau ăn rau có cháo ăn cháo . Đâu dè thậm chí rau cũng không có mà ăn . Con cháu mình đi học bị kỳ thị bị chửi chó mắng mèo , Nguỵ này Nguỵ nọ

Bây giờ nghĩ lại mà biết được mọi chuyện giống như vầy thì …thôi không nói được đâu…

– Th. Uý T.Đoàn 95 BĐQBP : Hồi đó từng có suy tư về cuộc chiến và đặt câu hỏi tại sao mình phãi đánh nhau với một kẻ thù nhiều khi không nhìn thấy mặt . Mình cầm súng vì bổn phận phải làm chứ cũng không thù oán gì.  Nhiều lúc đụng trận bạn bè lính chết rất đau lòng nhưng không bao giờ trả thù khi bắt được tù binh . Mình có nghe nói VC đuổi thương binh ra khỏi bệnh viện dành chổ cho lính của họ. Hồi đó mình không tin vì làm sao người lại có thể đối xử với đồng loại như vậy . Mình rời khỏi VN sớm nên không biết gì nhiều những chuyện sau ngày 30/4 nhưng nhờ Internet mình nhận ra những chuyện như thế có thật !!

Mình thấy CS ở đâu họ cũng có cùng một khuyết điểm là họ không chịu nhìn nhận sự dốt nát của mình . Cam Pu Chia thì cào sạch , xoá bỏ hết văn minh bắt đầu lại từ số không . Nga,  Tàu, Bắc Hàn hay VN Lào cũng y vậy . Không biết ai nói điều này  nhưng ở đâu có CS ở đó có nghèo đói. Thiệt y như trong kinh…

– Binh Nhất T.Đoàn 6 Nhảy Dù (còn ở VN ) : Tụi tui đâu có tè khi đánh nhau với VC , nhưng mà mấy ông thầy biểu bỏ súng về nhà thì mình theo lệnh thôi. Nói thiệt sau đó thấy tụi nó đi lểnh nghểnh ngoài đường mà ứa gan !! cở đó quạt cho vài băng M60 hết đất chôn .

Tui là dân VNCH thì làm sao trở cờ được . Ngày 30/4 có gặp lại vài thằng ban củ rủ nhau mua đế về nhậu . Hàng xóm tưởng ăn mừng nên để yên đâu ai biết trong lòng tụi tui ruột gan héo hắt . Không dám kể cho con cháu nghe chiến tích hồi xưa . Tui sợ rắc rối cho vợ con cháu chắt chớ thân tui thì kể gì, còn con $#^@* gì đâu mà sợ . VC sợ Nhảy Dù chớ Nhảy Dù đ. sợ VC.

– Một thành viên LĐ81 BCND (còn ở VN) : Chuyện tụi tui bắn cháy tăng T54 ngày 30/4  có thiệt không hả ? cứ coi báo coi hình thì biết -thời này bấm một cái là biết hết trơn , có gì che dấu nổi-

Tụi tui còn cả ngàn mà, sợ gì VC ? thiệt tình mà nói lính tráng như tui vẫn thắc mắc tại sao mình buông súng vậy ta !!!Hồi đó tui tính chỉ riêng bán tiểu đội tui mà VC muốn đạp qua xác để tiến lên cũng phải tốn bộn chừng trung đội đủ . Súng ống đạn dược còn ngon mà…

Nghĩ gì về người lính VNCH hả ? tui không biết nhưng theo kiểu nhìn của tui về mấy đứa bạn cùng đơn vị thì VC chỉ ăn hên thôi. Nếu hai bên mà đồng cân đồng lượng về súng ống đạn dược thì còn lâu VC mới chiếm được miền Nam . Mấy ông thầy chịu ở lại thì tụi tui cũng đâu chấp nhận bỏ cuộc.

– Thành viên một trung đội Nghĩa Quân : Chú Ba biểu tụi tui bỏ súng về mà có thằng nào nghe lời đâu . Rồi chú cháu kéo nhau vô rừng kháng chiến. Thân đơn thế cô cuối cùng bị bắt hết ráo, có đứa tự sát có đứa bị đánh chết đứa bị tù gần chục năm mới được tha .

Hoà hợp hoà giải với VC hả ? nội cái tiếng nói giọng the thé như hát tiếng Tàu nghe còn không lọt lổ tai thì hoà ở cái chổ nào ? Mình người quân tử thiệt thà làm sao mà hoà hợp với đám người lưu manh đểu cáng thắng xưng ông thua xưng con. đêm nói một ngày nói hai được . Nói cho ông biết tui mới chửi thằng cháu nội nát nước về tội ” du nhập văn hoá phản động ” . Thằng nhỏ học lớp Một về chào ba nó ” Thưa BỐ con đi học mới về ” . Hỏi ra mới biết nó học theo lời dạy của cô giáo trong trường. Riết rồi tiếng ” BA ” tiếng ” MÁ” biến mất trong xưng hô của dân miền Nam mình…

*****

Đây chỉ là vài tâm sự riêng tư của số ít người lính VNCH gần năm mươi năm về trước từng cầm súng bảo vệ quê hương . Họ không mang lon lá , cao nhất là ông Thiếu Uý Biệt Động Quân nhưng nghe tâm sự của họ thì hào khí hồi tuổi mười chín hai mươi vẫn ngời sáng. Bây giờ đi đứng có khó khăn sức khoẻ nhiều vấn đề nhưng hình như họ vẫn cứ thắc mắc mãi câu hỏi tai sao mình lại chịu thua một địch thủ mà mình không phục.

Trong chiến tranh họ là những con tốt nhưng quân đội thành hình được là nhờ những con tốt như họ . Họ đuổi địch ra khỏi thủ đô Sài Gòn tết Mậu Thân , giữ vững An Lộc trong một trận chiến không khác nhiều so với Stalingrad (chiến tranh thế giới lần thứ Hai ) về cường độ ác liệt và tàn phá thương vong, lấy lại Cổ Thành Quảng Trị (1972) chết mấy ngàn lính TQLC. Họ làm nên những chiến tích chấn động thế giới như cha ông họ đã thành công trong quá khứ (Trần Hưng Đạo đuổi Thoát Hoan chui ống đồng chạy về Tàu , Đại Đế Quang Trung bức tử Sầm Nghi Đống, truy kích Tôn Sĩ Nghị dựng cờ chiến thắng trên thành Thăng Long ) .

Những người lính miền Nam đổ máu mình ra hàng ngày nhưng không than van oán trách ông phó tổng thống của mình chống nhau với ông tổng thống , dung túng cho bọn nằm vùng ( Huỳnh Tấn Mẫm , Lê Văn Nuôi… ) có cơ hội quậy phá hậu phương . Ông thủ tướng thì ngậm miệng ăn tiền- nghe đồn dính dáng tới chuyện còi hụ Long An – (Sau khi mất nước ông PTT về VN cười cầu tài , ông thủ tướng thì nhìn nhận VC có công thống nhất – thế còn mạng của gần ba trăm ngàn thanh niên miền Nam và hơn một triệu thương binh mấy ông quăng bỏ đi đâu ?

Đó là những con người TỐT BỤNG QUÁ MỨC !! bị thù trong giặc ngoài đeo bám nhủng nhiểu , chung quanh hầu như không ai cảm thông trừ chính gia đình , cha mẹ vợ con anh em bạn bè . Thân quân hành vài ba chục ký trĩu nặng trên vai leo đồi vựơt suối đổ máu  mồ hôi bảo vệ một hậu phương bị quân thù quậy phá luôn luôn gậy gộc giáo mác đâm sau lưng . Thầy chùa không phải đi lính cầm đầu biểu tình kết tội người lính, tung hô đối phương có chính nghĩa.  Nhảy đầm nhạc trẻ vẫn nhảy đầm nhạc trẻ , chẳng ai quan tâm chiếc GMC chở vài quan tài phủ cờ chạy ngang qua .Cả báo chí ngoại quốc thiên tả cũng bóp méo sự thực về họ nói xấu họ…

Thế mà họ không chấp !! vẫn giữ vững tay súng bảo vệ quê hương . Những tướng tá Mỹ tỏ ra đàn anh đánh giá thực lực tài năng chiến đấu quân đội Cộng Hoà trong khi KHÔNG BIẾT GÌ , KINH NGHIỆM GÌ về chiến tranh Việt Nam. Thậm chí họ còn không hiểu nổi tại sao đối phương chấp nhận đụng trận với lính Mỹ nhưng ngần ngại cố gắng tránh né đối đầu với các binh chủng Tổng Trừ Bị ( ND, BĐQ , TQLC, BC81)…

TẠI SAO ?

Những Binh Nhì , Hạ Sĩ , Trung Sĩ , Chuẩn Uý khung sườn của quân đội đã giữ vững tinh thần và khả năng chiến đấu của quân đội đó . Họ được chỉ huy bởi những “ÔNG THẦY ” lừng danh nhưng tiếc thay lại vắn số như Đỗ Cao Trí , Nguyễn Viết Thanh , Nguyễn Viết Cần , Trương Quang Ân , Nguyễn Văn Hiếu  hay những danh tướng chọn Chết Đứng hơn Sống Quỳ sau ngày 30/4/1975 (Nguyễn Khoa Nam , Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai , Lê Nguyên Vỹ , Phạm Văn Phú , Hồ Ngọc Cẩn , Nguyễn Văn Long) và bao nhiêu BINH NHÌ ,BINH NHẤT , HẠ SĨ TRUNG SĨ , CHUẨN UÝ , THIẾU UÝ coi cái chết HÀO HÙNG đẹp hơn SỐNG TỦI NHỤC chia nhau trái lựu đạn thay vì cởi bỏ quân phục trốn về nhà BÌNH AN !!!

Một quân đội như thế vẫn SỐNG MÃI trong lòng người dân cho dù đối phương đã tìm đủ mánh khoé để giết cho bằng được .

Bởi vì quân đội đó được dựng nên bằng máu của các ANH HÙNG !!!!

Nguoiviettudo  

Nguồn: http://nguoiphuongnam52.blogspot.com/2023/05/bon-muoi-tam-nam-truoc-nguoiviettudo.html

Mother Days: Mẹ ơi, sương điểm trắng mái đầu

 

Mẹ ơi, sương điểm trắng mái đầu 


Ảnh: jake-thacker-unsplash

Thay đồ xong, tôi bước ra thì mẹ tôi cũng đã hâm xong chén cơm độn với bo bo mà bà đã để dành cho tôi từ đêm hôm trước. Đưa nó cho tôi bà nói:

-Ăn cho đỡ đói, rồi đi học đi con!

Nuốt chén cơm độn được rưới chút nước mắm rẻ tiền pha với muối, tôi nghe nghẹn đắng cả lòng. Tôi biết phần cơm ấy là của mẹ tôi chiều hôm qua nhưng bà đã nhịn cho tôi có cái ăn sáng nay.

Ăn xong tôi ra khỏi nhà, lạch cạch đạp chiếc xe 650 cà tàng tới trường. Trên đường đi, đôi lúc tôi phải dừng lại, móc cục đá xanh to bằng nắm tay thủ sẵn trong balô đựng sách vở ra và dùng cạnh sắc của nó gõ mạnh vào cái líp xe bị trật “con chó” vài cái cho nó bình thường trở lại, rồi mới đạp tiếp được. Con chó đã “thôi sủa” từ lâu mà Hợp Tác Xã vẫn chưa có hàng về phân phối cho dân chúng.

Năm đó là cuối năm 1977, tôi đang học lớp 12 với muôn vàn khó khăn, đói khổ tràn lan. Một hôm, trong giờ học, trước sự ngỡ ngàng của chúng tôi, thầy Thích; dạy Văn và cũng là chủ nhiệm của lớp, cho biết thầy nhận lời với Ban Giám Hiệu trường là lớp sẽ chăm sóc mấy con heo trong phong trào thi đua “tăng gia sản xuất” mà trường vừa phát động sáng nay.


PRIVACY

Rồi trưa một bữa, chúng tôi đang học vật lý thì có tiếng heo kêu eng éc rùm trời ở dưới sân, thằng Phú là con của đạo diễn Lê Mộng Hoàng, ngồi cạnh tôi la lớn:

-Heo về! Heo của mình về rồi!

Nó vừa hô to, vừa cười khoái chí pha chút chế giễu, còn cô Tuyết đang giảng bài trên bục giảng thì ngẩn ngơ trước tình cảnh mà có lẽ trong đời đi dạy của cô chưa gặp bao giờ.

Sau khi thầy Thích phân công xong, tôi được xếp vào Tổ 4 gồm có năm đứa là tôi, với thằng Thảo; con của đại tá an ninh quân đội VNCH đang đi cải tạo ngoài Bắc, thằng Tài, thằng Phú và thằng Mạnh; bây giờ là bác sĩ. Mỗi chiều thứ tư trong tuần, chúng tôi sẽ vô trường rửa chuồng heo, tắm heo và cho heo ăn…

Chuồng heo được trường “phát huy sáng kiến” bằng cách ngăn khoảng sân xi măng trống khá rộng của căn tin (canteen) và cầu tiêu để nuôi năm, sáu con heo. Đối với bọn tôi, chuyện tắm heo, nuôi heo này là công việc mới mẻ, bởi từ nhỏ đến lớn chưa đứa nào biết việc này. Tuy nhiên vì là thiếu niên mới lớn, cả bọn đều còn trẻ, khỏe, nhanh nhẹn nên cũng không khó lắm. Và lúc tôi xịt nước cho thằng Phú xăng quần nhảy vào chuồng dùng bàn chải kỳ cọ cho con heo thì nó la “chí chóe” vì nhột, làm cả bọn khoái trá cười rú lên. Bên chuồng kia, thằng Thảo vừa rượt đuổi theo con heo vừa hò hét lúc nó bỏ chạy nom thật buồn cười. Thành thử giờ “lao động” buổi chiều của bọn tôi nhiều khi trở nên vui, do đó cũng đỡ bực bội hơn, mỗi khi phải đi làm chuyện “tào lao” nọ.

Chiều một hôm, khi từ trường trở về sau khi tắm và cho heo ăn xong, lúc bước vào nhà, tôi nghe mẹ nói:

-Thằng Tín mới tới kiếm con nữa đó.

-Vậy hả má? Tôi vừa hỏi vừa cởi chiếc áo ra máng lên mắc áo cho ráo mồ hôi để ngày mai đi học mặc tiếp, vì bây giờ tôi chỉ có hai cái áo thôi.

Mẹ tôi vói tay lấy tấm giấy đang để trên bàn đưa tôi rồi lên tiếng bằng giọng bực bội.

-Nó kêu con lên Ủy Ban Nhân Dân Phường họp vào 9 giờ sáng chủ nhật sắp tới này nè.


Tôi làu bàu:

-Gia tài có một ngày nghỉ mà cũng không được yên! Chắc cũng nói về ba cái chuyện đi “nghĩa vụ lao động” nữa chứ gì.

-Cái thằng quỷ này “chuyện nhà thì nhác mà chuyện chú bác” thì siêng!

Nhìn bà than phiền, mặt cau có, bực dọc mỗi khi nói tới thằng Tín làm tôi nhớ tới chuyện bà la nó lúc nó đi thu gom sách trong đợt “xóa bỏ văn hóa phẩm đồi trụy” trước đây. Ngày ấy nó lăng xăng theo “đóm ăn tàn,” hăng say đi gào thét mọi người nộp sách báo cho chúng đốt.

(Trái) Mẹ của tác giả; tác giả và mẹ (ảnh: tác giả gửi)

Khi vào nhà tôi, nó thấy mẹ tôi để riêng mấy quyển Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển của giáo sư Dương Quảng Hàm do Trung Tâm Học Liệu của Bộ Giáo Dục vừa hiệu đính và xuất bản theo chương trình trung học cùng với những cuốn Luận Đề về Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh dùng trong các kỳ thi trung học, Luận Đề Trần Tế Xương, Tản Luận Đề của Nguyễn Khuyến dùng trong các kỳ thi trung học Đệ Nhất Cấp và Tú Tài… thì Tín kêu mẹ tôi đưa cho nó luôn, khiến bà giận dữ, trừng mắt nhìn Tín gằn giọng, làm nó hết hồn:

-Ba con và cô học từ mấy quyển sách này. Cũng nhờ nó mà ba con mới biết chữ dạy được con đó.

Theo lời mẹ tôi kể, ngày xưa nơi bà ở có ông Chín; bạn ông ngoại tôi, mở trường dạy học cho mấy đứa nhỏ trong vùng vì ông có bằng Thành Chung. Mẹ tôi được ông ngoại tôi đưa lại nhờ Thầy Chín dạy dỗ giùm. Tại đây mẹ tôi ngồi cạnh Năm Tèo là ba của Tín. Tuy nhỏ tuổi hơn mẹ tôi nhưng hồi nhỏ chị em học chung một lớp, vì trường làng của Thầy Chín chỉ có một phòng duy nhất. Lúc ấy bà cùng mấy đứa khác được Thầy Chín dạy bài thơ “Thu điếu” của cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến mà giờ đây mỗi khi nhắc lại là bà vẫn thuộc làu làu và đọc ro roPRIVACY

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Tuy nhiên sau đó, mẹ tôi cũng chia những cuốn sách kia ra thành nhiều phần nhỏ, bỏ vào bọc nylon, gói lại cẩn thận và giấu nhiều nơi như trong chuồng gà hay nhà bếp v.v…

Thời gian này chính quyền cộng sản áp dụng nhiều chính sách hà khắc, nghiệt ngã nhằm triệt đường sống của những thành phần một thời bị chúng xem là kẻ thù. Chúng lừa quân, cán, chính của VNCH đi học tập cải tạo mười ngày hay một tháng nhưng thực chất là gom lại bỏ tù dài hạn; đánh tư sản mại bản; quốc hữu hóa nhà máy hãng xưởng của tư nhân; buộc dân chúng phải đi vùng kinh tế mới; hồi hương, giãn dân nhằm lấy tài sản; bắt thanh niên nam nữ từ mười tám tuổi trở lên đi nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ lao động hoặc thanh niên xung phong… khiến cho dân tình điêu đứng, xã hội hỗn mang, người người hoảng loạn.

Trước tình cảnh ngặt nghèo ấy, mẹ tôi cũng như tất cả các bà mẹ khác ở miền Nam trong những năm tháng đầu “giải phóng,” đã thay thế những người đàn ông đứng “đầu sóng, ngọn gió” để chống lại cường quyền mới, nhằm bảo vệ gia đình, con cái khi các ông sa cơ thất thế, với bao khó khăn đôi lúc tưởng chừng như không thể vượt qua nổi. Những người phụ nữ chân yếu tay mềm thuở xưa đã mạnh mẽ đương đầu với mọi sự vận động từ chiêu dụ, ve vãn đến hăm he dọa nạt của chính quyền địa phương, công an, hội phụ nữ… nhằm gìn giữ nhà cửa, ruộng đất cũng như bảo vệ con cháu mình. Họ như các con gà mái xù cánh cho con ẩn náu và sẵn sàng đá lại khi con bị lâm nguy hoặc bị bắt bớ, tấn công bất ngờ!

Trải qua bao nguy nan, những thân phận liễu yếu đào tơ, những mệnh phụ phu nhân ấy đã bất chấp nắng mưa, lặn lội sớm khuya buôn thúng bán bưng, khổ cực kiếm tiền, hy sinh tuổi thanh xuân, hy sinh cuộc đời của riêng mình để thay chồng nuôi con khôn lớn lúc chồng lâm cảnh tù đày mà không hay tóc đã điểm sương, già theo năm tháng!

Thế cho nên ngày nay mỗi khi nói tới mẹ mình tôi đã không cầm được nước mắt hoặc khi tình cờ đọc mấy câu thơ của thi sĩ Lâm Hào Dũng:

Mẹ vẫn cứ mồ hôi trên áo vá

Đắp vồng khoai liếp cải nghĩ mênh mang

Chao ôi, chỉ cần nghe qua các câu thơ trên mà có người con hiếu thảo nào không chạnh lòng nhớ tới mẹ mình, nhớ nụ cười hiền từ, ánh mắt bao dung?

Mẹ! Tiếng kêu đầu đời của người con nghe sao thiết tha trìu mến. Tình mẹ thương con qua bao đời được ví như biển rộng, như tiếng sóng vỗ thì thầm ru con mỗi khi đêm về, như đồng lúa rì rào mênh mông xanh ngát những chiều ngoài nội. Ôi, mẹ là dòng suối mát, là con sông hiền hòa lặng lờ chảy mỗi khi chúng ta nghĩ về!

Mẹ, còn là tiếng kêu của nhọc nhằn cam chịu, của đợi mong, nhất là đối với các bà Mẹ Việt Nam; những bà mẹ của chiến tranh, của thời miền Nam sau năm 1975 khi bị cộng sản cưỡng chiếm!

Vì vậy, hằng năm cứ vào độ đông tàn xuân tới trên đất Mỹ này, mỗi cuối tháng tư đầu tháng năm, là lòng tôi lại buồn bã da diết khôn nguôi, những lúc nghĩ tới mẹ mình còn lại bên nhà.

Vào tuần lễ sắp tới “Mother’s day” khi người Mỹ tất bật mua sắm quà cáp hay tổ chức tiệc tùng tri ân người sinh ra mình là tôi lại bồi hồi. Nhớ tới đôi mắt ngóng trông buồn như mưa thu ở quê nhà của mẹ, nhớ tới cái dáng mẹ già đi đứng xiêu vẹo không còn mạnh mẽ như thuở nào là tôi lại cảm thấy như có ai lấy muôn ngàn dao nhọn đâm vào người mình. Cái cảm giác đau mà tôi cảm nhận được ở đây không phải là cái đau thể xác mà đó là cái đau ở tâm hồn.

Nhớ năm xưa khi tôi ra trại lao động với một hình hài đầy ghẻ chóc, mẹ tôi đã lặn lội thân cò lên tận núi rừng Đồng Phú để thăm tôi. Hôm ấy mọi tù nhân tất tả đi nhanh để mong sớm gặp người thân trong khi tôi lê từng bước chân đau nhói, cố lết theo sau. Và tôi đã nhìn thấy cái dáng dấp của mẹ trên đỉnh đồi, sốt ruột ngóng trông tôi. Rồi khi tôi lên đến nơi, mẹ tôi khóc hết nước mắt khi thấy thân hình quá bi thảm của tôi. Bà nghẹn ngào lúc tôi không cầm được cả cái muỗng khi hai lòng bàn tay lở lói, đầy máu mủ!Y

Mẹ đã lo lắng nuôi tôi lúc tôi tù tội thế mà giờ đây tôi chẳng phụng dưỡng được mẹ khi về già. Có lẽ chẳng có sự bất hạnh nào lớn hơn được cái đau của đứa con không chăm sóc được mẹ lúc bóng xế chiều tà, của đứa con xa không bới được bát cơm, rót được ly nước khi mẹ đói khát? Cái nỗi dằn vặt khốn khổ hơn ngàn lần dao đâm ấy lại càng to tát hơn khi nghĩ tới cảnh mẹ già đau yếu nằm chèo queo mà mình không mang cho mẹ được viên thuốc khiến cho tôi bần thần sớm tối đêm khuya!

Chẳng phải khi không mà nữ sĩ Nhã Ca đã thốt lên được:

Mẹ hiền ơi thành phố cũ chiều nay

Có tiếng chuông nào như lệ rơi trên tay

trong bài thơ Tiếng Chuông Thiên Mụ đó sao? Bởi chỉ có những người con khi muôn dặm xa mẹ rồi mới thấy được tình mẫu tử là thiêng liêng, mới thấy được rằng cái bóng tuy ốm yếu nhỏ nhoi kia của người mẹ lại là cả một bầu trời bao la để ta che nắng trú mưa không chỉ trong những ngày thơ dại mà cả suốt cuộc đời này dù đã lớn khôn.

Và chỉ với một mong muốn nhỏ nhoi như của Lâm Hào Dũng năm nào:

Con cũng muốn về thăm lại má

Thăm dòng sông Hậu nắng lưa thưa

Có cây dừa lão thân gầy quá

Đứng khóc theo mùa con nước đưa

Người mẹ của chúng ta, nhất là bà mẹ của những người con xa xứ cũng chính là bà Mẹ Việt Nam chung. Mẹ Việt Nam, bài tình ca của nỗi thống khổ! Bởi sau khi tàn cuộc chiến thì những tưởng mọi gia đình sẽ được đoàn viên sum họp, nhưng không! Bao chia ly đầy đau thương tang tóc vẫn xảy ra, thậm chí còn tàn bạo hơn cả thời chiến trên khắp mọi miền đất nước. Đâu đâu người ta cũng thấy nhà tù, trại giam. Tiếng rên rỉ, oán than nhan nhản khắp nơi, màu đen của chết chóc phủ trùm xã hội.

Trong hoàn cảnh lịch sử oan nghiệt này, người vợ, người mẹ Việt Nam đã gạt nước mắt, nuốt niềm đau để đứng lên trên đôi chân run rẩy yếu mềm của chính mình để nuôi chồng, lo con, lo cho sự tồn vong của gia đình nhỏ bé trước cơn giông bão. Họ phải tiễn chồng lên đường đi cải tạo, phải dứt núm ruột để ngậm ngùi đưa con ra biển tìm tự do mà trong đó cái rủi nhiều hơn cái may. Chín phần chết chỉ có một phần sống!

Rồi giờ đây bà mẹ Việt Nam lại tơi tả, rách nát. Rừng đã hết vàng! Biển đã sạch bạc! Vì đâu nên nỗi?

Những quyển sách mà mẹ tôi cất giấu (ảnh: tác giả gửi)

Năm 2016, tôi trở về Việt Nam chịu tang mẹ. Trong những ngày ở nhà, tình cờ tôi tìm lại được những cuốn sách văn học quý giá mà ngày xưa mẹ tôi đã cố gắng giấu. Tôi vô cùng xúc động, vì nhờ mẹ đã can đảm gìn giữ chúng như gìn giữ cái nền văn hóa của dân tộc, của Việt Nam Cộng Hòa để tôi còn có chúng cho đến hôm nay. Và khi trở lại Hoa Kỳ tôi đã trân quý, nâng niu mang các quyển này theo. Tôi đã cất những cuốn thi ca này trong giỏ xách cá nhân và ôm kè kè theo lên máy bay mà quyết không để chúng mất lần nào nữa. Tôi mang chúng ra đi như mang theo cái hồn của dân tộc, vì văn học Việt Nam trước 1975 còn thì đất nước Việt Nam còn!

Cám ơn mẹ đã một đời vất vả vì con như thi sĩ Hồ Dzếnh đã từng thiết tha rên rỉ:

Cô gái Việt Nam ơi!

Nếu chữ “hy sinh” có ở đời

Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực

Cho lòng cô gái Việt Nam tươi

_______

Ohio, mùa Mother’s Day 2023

Nguồn: https://saigonnhonews.com/van-hoa-van-nghe/ben-tach-tra/me-oi-suong-diem-trang-mai-dau/

MỘT CHUYẾN THĂM MẸ VÀ CHA


Sau khi cả trăm người ngồi yên trên 2 xe bus lớn, linh mục Nguyễn Văn Công, thuộc giòng Xiteau, cha linh hướng của chuyến hành hương, bước lên từng xe một, đọc kinh cầu nguyện, ban bình an cho chuyến đi, giảng cho mọi người cần chuẩn bị tinh thần, xin Đức Mẹ soi sáng tâm hồn mình, để tự xét mình, ăn năn hối cải, và đọc kinh sám hối. Cùng xe với vợ chồng chúng tôi có những cụ ông cụ bà và các anh chị thuộc các ca đoàn thay phiên nhau vừa đọc kinh, vừa lần chuỗi, vừa hát những bản thánh ca từ tập nhạc Hành Hương Hiệp Nhất – Yêu Thương / La Vang 2007. Tiếng ca vang tỏa đồng nhất, tạo nên một niềm tin vững mạnh. Tại các nơi tạm dừng trong chuyến đi đường dài, tôi nhìn thấy có khá nhiều người lớn tuổi đi đứng khó khăn, chống gậy hay ngồi xe lăn. 

Trên xe, anh Phước, người tổ chức chuyến hành hương, trình bày chi tiết và mục đích hàng đầu của chuyến hành hương: viếng tượng Đức Mẹ Nhỏ Nước Mắt tại nhà thờ Our Lady of Guadalupe, nằm ở thị  xã Hobbs, tiểu bang New Mexico. Ngôi tượng Virgin Mary được đúc chế từ nước Mễ Tây Cơ theo đơn đặt hàng của một nhà thờ tại New York. Trong khi di chuyển, bức tượng bằng đồng bị bể một miếng nhỏ bên hông, do đó nhà thờ đầu tiên không chịu nhận. Với sự chấp thuận của linh mục José Segura, cha sở nhà thờ Our Lady of Guadalupe, ngôi tượng được đưa về nơi đây và đặt tạm trong phòng khánh tiết của nhà thờ trong khi chờ đợi sửa sang và tìm người mua. Dù cha José cảm thấy mê thích ngôi tượng ngay từ phút đầu mới gặp và muốn giữ lại cho nhà thờ mình, nhưng cha biết không thể kham nổi vì ngay chính nhà thờ của cha cũng đang túng thiếu vì phải trùng tu nhiều thứ khác. Mấy tháng trải qua nhưng không có nhà thờ nào lên tiếng mua ngôi tượng vì giá vẫn còn quá cao. Cho đến gần ngày hãng làm tượng quyết định chuyên chở bức tượng về lại Mễ Tây Cơ, bấy giờ cộng đồng con chiên cùng cha xứ họ đạo Our Lady of Guadaloupe ở Hobbs hiệp lòng với nhau mua lại bức tượng, dù chưa được sửa, bằng cách tổ chức gây quỹ trong nhiều tháng. Cuối cùng, với lòng ký thác vào đức tin, họ đạo đã mua được ngôi tượng nói trên vào tháng 3, năm 2018. Kể từ giờ phút đó, ngôi tượng Virgin of Guadalupe chính thức ở lại tại nhà thờ Our Lady of Guadalupe, thị xã Hobbs này.

Lễ Hiện Xuống (Feast of Pentecost) trong ngày Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2018, được tổ chức tại phòng khánh tiết của giáo xứ thay vì làm tại nhà thờ quá nhỏ so với số đông tín hữu tham dự. Chính trong buổi lễ hôm đó, nhiều người trông thấy hiện tượng lạ trên bức tượng: nước chảy từ mắt Đức Mẹ, lúc đầu tiên ở khóe mắt, từ từ rơi xuống mũi, má và vào gần cuối lễ, trên cả vai. Sau khi lễ vừa xong, Cha José Segura mới được giáo dân chỉ cho thấy hiện tượng trên. Cha hỏi: các ông bà đã làm gì vậy. Họ bèn trả lời: Thưa cha, in tuồng như Đức Mẹ khóc. Vừa ngạc nhiên vừa cảm xúc, cha José vội vàng lấy khăn lau nước trên khuôn mặt và trên vai bức tượng, những giọt nước vẫn tiếp tục đổ xuống từ mắt Mẹ. Cha José điện thoại và báo cáo sự kiện với Đức Cha Giám Mục Oscar Nantú của giáo phận Las Cruces. Trong khi giáo dân xúc động, khóc và đọc kinh cầu nguyện vang lớn cả phòng khánh tiết, nước mắt vẫn tiếp tục chảy xuống cổ rồi tận dưới chân bức tượng. Cha José lại dùng khăn thấm ướt vũng nước và cảm giác như có dầu hòa trong nước và thoáng mùi thơm hoa hồng. (Hình bên trái: lúc nước mới chảy/ Hình bên phải:2 giờ sau, nước xuống tận má, môi và cổ).

Trong xế cùng ngày, tin loan truyền nhanh, rất nhiều giáo dân của các giáo xứ lân cận đã đến cầu nguyện và cũng chứng nhận hiện tượng trên. Riêng 2 cha xứ gần đó, là linh mục Luis López và linh mục Antonio Gutiérrez, cũng tự tay lau chùi nước rơi từ mắt ngôi tượng Đức Mẹ. Đức Giám Mục Oscar Nantú cũng cử một phái đoàn đến tận nơi điều tra, phỏng vấn các giáo dân nhân chứng sự kiện cùng xét lại ngôi tượng từ bên trong ra bên ngoài và gởi khảo nghiệm khăn lau nước mắt.

IMG_3244Thông tin nói trên làm chúng tôi rất phấn khởi, lòng tràn đầy cảm xúc. Mãi đến chiều cùng ngày 29 tháng 11, 2018, đoàn hành hương mới đến được nhà thờ Our Lady of Guadanalupe, là nơi có tượng Đức Mẹ Nhỏ Nước Mắt – Weeping Virgin Mother. Đoàn người ngỡ ngàng nhìn thấy kiến trúc nhà thờ là một hangar cỡ trung, mái nhà bằng tôn, hơi xưa  cũ , nằm xen kẻ với những cơ sở thương mại của thị . Trong thời gian cha linh hướng  Nguyễn Văn Công chuẩn bị làm lễ, từng nhóm nhỏ, từng gia đình, chen nhau, quên hẳn mệt mỏi sau một ngày dài trên xe, kẻ đứng người quỳ, trước chân tượng Đức Mẹ, nằm ở góc bên trái bàn thờ. Vợ chồng chúng tôi quỳ ở một góc hơi xa đám đông. Ngước nhìn Đức Mẹ trang trọng trong chiếc áo khoác màu lục, tôi cúi đầu ăn năn sám hối, xin Đức Mẹ tha thứ mọi tội lỗi. Chúng tôi cùng đọc chung 1 kinh Lạy Cha, 3 kinh Kính Mừng và 1 kinh Sáng Danh. Sau đó mỗi chúng tôi chìm đắm trong cầu nguyện riêng tư với Đức Mẹ. Xin Đức Mẹ cho vợ chồng chúng con sức khỏe và bình an để chung sức chăm sóc cho Bồ Câu. Cho thánh giá trên vai chúng con trong 37 năm qua sẽ tiếp tục được vác trọn vẹn theo thánh ý trong thời gian tới. Cầu xin Mẹ che chở và phù hộ cho Bồ Câu được sống an vui, mãi mãi là một thiên thần trong tình yêu thương của cha mẹ. Xin cám ơn Mẹ đã gìn giữ gia đình và con cái chúng con được tốt đẹp, êm ấm. Và xin Mẹ luôn nắm tay dẫn dắt chúng con trên con đường chúng con đi…

Sau thời gian cầu nguyện riêng tư, đoàn hành hương nhập lại với nhau, chịu lễ do cha linh hướng Nguyễn Văn Công cử hành một cách trang nghiêm, trong sự cảm xúc của mọi người. Nhà thờ vang dội những lời đọc kinh, những bản nhạc thánh kinh tiếng Việt. Cha linh hướng giảng ý nghĩa Đức Mẹ từng hiện ra nhiều nơi trên thế giới, mang theo sứ điệp thế giới cần phải cầu nguyện, sám hối ăn năn. Tôi nhận Mình Thánh Chúa với một cảm xúc khác hẳn so với bao lần trước.

Sau lễ, nhiều người, trong đó có cả vợ chồng chúng tôi, tiến lại gần dưới chân tượng Đức Mẹ Nhỏ Nước Mắt, cầu nguyện thêm nữa, cho đến giờ xe bus phải rời khuôn viên nhà thờ, đưa đoàn người hành hương về ngủ qua đêm tại thành phố Roswell, cách thị trấn nhỏ Hobbs không quá xa. Thị xã Roswell nổi tiếng từ năm 1947, sau khi một cư dân tìm thấy những mảnh vụn được xem như của một đĩa bay ngoài hành tinh rớt trên mặt đất, và về sau Roswell trở thành một nơi hội họp hàng năm của những người từng là nhân chứng hay tò mò muốn biết thêm về UFO (Unidentified Flying Object – Vật Thể Bay Không Xác Định).

Trong đêm, tôi cảm thấy khó ngủ, nhớ lại trong thời niên thiếu, mình cùng  gia đình từng đi hành hương 2-3 lần mỗi năm tại Thánh Đường Mẹ La Vang, đặc biệt trong các lễ lớn hay đi kiệu. Tôi cũng được nghe Măng tôi kể nhiều lần một câu chuyện nghe ra cảm nhận như phép lạ đã xẩy ra cho Măng. Bấy giờ, tuy Măng tôi dạy học ở trường tiểu học công giáo Việt Hương, nằm bên kia đường nhà thờ Đức Mẹ của Dòng Chúa Cứu Thế ở Huế, nhưng hoàn cảnh vật chất vẫn thiếu thốn, lương tiền khó đủ để nuôi 6 con sau khi chồng mất ở tuổi 32. Một buổi chiều sau khi xong dạy học, Măng tôi bước qua nhà thờ Đức Mẹ, quỳ cầu nguyện đặc biệt xin Đức Mẹ đoái hoài giúp đỡ vì bấy giờ trong nhà không còn tiền mua gạo mắm cho con mình. Khi ra về, cha Laroche, một linh mục người Canada và có phần quen biết Măng tôi, đến gần nói với Măng tôi, cho biết “Có một người vừa dâng tặng nhà thờ 5 ngàn đồng, Cha nghĩ con đang cần, Cha đưa hết cho con đây”- thời bấy giờ, lương dạy học của Măng tôi mỗi tháng là 400 đồng. Măng tôi cho biết bà thật quá bất ngờ và quá cảm động đến chảy nước mắt vì biết đây là ân sủng Đức Mẹ ban cho. Chính nhờ vào cầu nguyện với Đức Mẹ, Măng tôi có đức tin, hy vọng và sức mạnh tinh thần để vượt qua bao khổ cực, thử thách sau khi chồng chết, cho dù trước đây Măng tôi trở lại đạo khi lấy Ba tôi.

Tôi cũng trải nghiệm sự nhiệm mầu của đức tin – nhớ lời Măng tôi dạy bảo từ trước - qua việc thầm lặng đọc mỗi đêm 1 kinh Lạy Cha, 3 kinh Kính Mừng và 1 kinh Sáng Danh trong suốt thời gian tù cải tạo CS hay trên con thuyền vượt biên đến bến bờ tự do. Và mãi về sau này.

IMG_3251Qua sáng ngày mai, đoàn hành hương tiếp tục lên đường. Trên xe, chúng tôi được nghe lời tâm sự của anh tài xế gốc người Mễ “Hôm qua, sau khi anh thôi khóc vì xúc động, anh ngước lên bức tượng, mơ hồ thấy Đức Mẹ mỉm cười vui mừng vì nhận thấy các con của mình biết ăn năn sám hối”. Sau lời anh tài xế, một bà chừng trên 50 tuổi chia sẻ tin mừng là chồng bà cho vợ mình biết tối hôm qua ông ta sẽ trở lại đạo sau khi cảm nhận ơn kêu gọi, dù khi thành vợ chồng từ 16 năm trước đây cả hai đều giữ riêng đạo của mình. Mọi người trên xe liên tục vỗ tay lớn, nhất là khi người chồng đứng lên tiếp lời nói của vợ với nước mắt lưng tròng. 

Chặng dừng đầu tiên là El Sanctuario de Chimayo, một nhà thờ công giáo xây dựng từ đầu thế kỷ 19, và bây giờ trở nên một thánh địa nổi tiếng với trên 6 trăm ngàn người đến cầu xin được chữa lành bệnh tật hằng năm, cả ngàn tấm hình và hàng trăm nạng gỗ để lại làm bằng chứng. Bên dưới của thánh đường xây dựng theo kiến trúc Mễ Tây Cơ, là một căn hầm nhỏ, giữa căn hầm là một miệng giếng rất nhỏ chứa một loại bột cát rất mịn, màu vàng gọi là Holy Dirt. Sau khi cầu nguyện tại thánh đường, người hành hương xuống hầm để múc bột cát mịn này đem về nhà, đắp vào những nơi đau nhức trong người hay chân tay. Chuyện lạ tôi tận mắt thấy là dù khá nhiều người trong đoàn hành hương tham lam xúc Holy Dirt với số lượng lớn bỏ đầy trong nhiều bao nylon, nhưng lượng bột cát trong miệng giếng không hề suy giảm, miệng giếng vẫn đầy, trước sau như một.

Rời Chimayo, đoàn xe tiếp chạy thẳng về thủ đô Santa Fe (tiếng Mỹ là Holy Faith). Phải sau 4 giờ chiều xe mới đến được nhà thờ Saint Joseph, nổi tiếng với cầu thang xoắn ốc, bây giờ mang tên Loretto Chapel sau khi trở thành một viện bảo tàng quốc gia. Theo tài liệu của nhà dòng nữ tu Loretto, nhà dòng không thể tìm được người thợ mộc nào có khả năng thiết kế cầu thang vì khoảng dành cho cầu thang quá hẹp. Các Sơ bèn cấm phòng cầu nguyện với Thánh GiuSe, là vị Thánh Cả, là chồng của Mẹ Maria, cha Nuôi ở trần thế của Chúa Giêsu và là vị Thánh của thợ mộc. Đến ngày thứ 9, có một người đàn ông xuất hiện và nhận làm cầu thang. Ông ta làm việc một mình trong khoảng gần 8 tháng, và sau khi hoàn tất công việc, ông bỏ đi không nhận tiền thù lao và cũng không cho biết lai IMG_3285IMG_3288lịch của mình.

 

`** Linh Mục Nguyễn Văn Công và Vĩnh Chánh

          Ngày nay, người đời vẫn còn khó khăn giải thích sư kiện độc đáo của cầu thang xoắn ốc nói trên vì không có một đinh ốc nào bằng kim loại hay chất keo được xử dụng và loại gỗ làm cầu thang không có trong tiểu bang New Mexico cùng các tiểu bang gần xa. Người người đều có những câu hỏi cho mình về hiện tượng xây dựng cầu thang xoắn ốc, nhưng khó có một lời giải đáp chính đáng – nếu không phải đó là một hiện tượng lạ, thiêng liêng, chỉ được giải thích qua đức tin. Do sự kém an toàn theo thời gian, cầu thang xoắn ốc bị cấm dùng trong thập niên 60 của thế kỷ trước.

          Chúng tôi nhanh chóng rời nhà thờ Thánh Guise để kịp dự thánh lễ 6 giờ chiều ngày Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018 tại nhà thờ chính tòa Cathedral Basilica of St. Fransi of Assisi nằm bên kia đường với nhà thờ thánh Giu Se. Vài bông tuyết bắt đầu bay nhè nhẹ trong gió lạnh. Vào nhà thờ tôi cảm thấy lòng ấm áp giữa tiếng đọc kinh của giáo dân, và chúng tôi dâng sự mệt mỏi của ngày cho Thánh GiuSe.

          Lại thêm một ngày ngủ dọc đường. Trước khi ngủ, chúng tôi đọc kinh cầu nguyện, cảm tạ Ơn Trên cho chúng tôi thực hiện 1 chuyến hành hương tuyệt diệu, vừa thăm Mẹ lại vừa ghé thăm Cha.

Trong đêm, tuyết rơi nhiều hơn. Và dọc trên con đường trở về California, tuyết trắng bao phủ cây và các cánh đồng hai bên đường. Một màu trắng tinh khiết làm các tín đồ hành hương cảm thấy lòng mình được thêm thanh sạch, tràn ngập hồng ân của Thiên Chúa. 

Về lại nhà, tôi tìm đọc tài liệu về hiện tượng Đức Mẹ Nhỏ Nước Mắt tại nhà thờ Our Lady of Guadalupe ở thị xã Hobbs. Trong đó, có lá thư tháng 9, 2018 của Đức Giám Mục Oscar Nantú gởi cho tín đồ trong giáo phận New Mexico. Ngài viết lại các dữ kiện đã xẩy ra, y như phần trên của bài viết này. Tuy nhiên sau nhiều tháng nghiên cứu, lấy lời khai các nhân chứng, hỏi nơi làm tượng bên Mễ Tây Cơ, thử nghiệm mẫu nước mắt…Ngài cho biết mẫu nước mắt là một hổn hợp của dầu Olive được dùng trong nhà thờ cọng thêm với mùi hương chưa biết nguồn gốc. Ngài viết thêm: nhiều phép lạ từng xẩy ra trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo và mọi phép lạ đưa tín đồ về lại những căn bản quan trọng của Đức Tin: Giáo Hội, các Phép Bí Tích & Thánh Lễ, Cầu Nguyện và Xưng Tội. Con đường tuyên xưng và thánh hóa câu chuyện Tượng Đức Mẹ Nhỏ Nước Mắt còn đòi hỏi rất nhiều thời gian. Đồng thời Ngài cũng cảnh giác tín đồ, bên cạnh uy quyền của Thiên Chúa, đừng quên rằng ma quỷ cũng có sức mạnh đen tối quyến rũ được lòng người. Vì vậy trong thời gian này, tín đồ cần phải cầu nguyện nhiều hơn, để nhìn thấy chân lý của ánh sáng, khiêm tốn sống thật với tinh thần công giáo như thương yêu nhau, giúp đỡ kẻ tật nguyền, thăm viếng và an ủi người bệnh và tù nhân, chia sẻ hạnh phúc cho thế nhân, gìn giữ lòng bác ái và sự trong trắng trong tâm hồn…

https://www.lifesitenews.com/news/weeping-blessed-virgin-mary-statue-in-new-mexico-defies-explanation/

 

Bài này được viết để tưởng nhớ và vinh danh Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên tại Fatima, Bồ Đào Nha, ngày 13 tháng 5, 1917, trong bối cảnh loạn lạc của  chiến tranh Thế Giới Thứ Nhất và sự thành công của cách mạng vô sản tại nước Nga, báo động  một hiểm họa mới cho nhân loại. Sứ điệp Fatima cho chúng ta thấy được sự thật là con người có nguy cơ đi xa dần Thiên Chúa. Theo lời truyền dạy của Mẹ Fatima, chỉ có Cầu Nguyện, Ăn Năn Sám Hối, Lần Chuỗi Mân Côi và Sống Đạo mới làm cho chiến tranh thế giới chấm dứt và ngăn chận được cơn sóng đỏ lan tràn.

Trong vài ngày nữa, chúng ta sẽ ăn mừng lễ Mother’s Day – hay ngày Lễ Mẹ. Lịch sử Hoa Kỳ cho thấy ý nghĩa Mother’s Day bắt nguồn bởi những bà mẹ mất con trong cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ cầu nguyện và kêu gọi cho Hòa Bình. Đến ngày 8 tháng 5, 1914, tổng thống Woodrow Wilson chính thức tuyên bố Mother’s Day là một ngày lễ quốc gia.

Phải chăng sự trùng hợp của Mother’s Day được chính thức tổ chức vào Chủ Nhật thứ Hai mỗi tháng Năm và ngày Đức Mẹ Fatima được nhớ đến vào ngày 13 mỗi tháng Năm, nói lên tính cách thiêng liêng muôn thuở của tình Mẫu Tử luôn yêu thương che chở đàn con, hướng đến hòa bình cho nhân loại. Vậy khi chúng ta nhớ đến Mẹ, xin hãy thành khẩn cầu nguyện với Đức MẸ cho các loài quỷ dữ sớm bị tận diệt để nhân loại được sống trong hòa bình chân chính. Xin đừng quên cầu nguyện cho cuộc chiến tại Ukraine sớm chấm dứt và tội ác chiến tranh phải được ngăn chận. Đặc biệt cho quê hương Mẹ Việt Nam sớm được ấm no, hạnh phúc trong Tự Do, Công Bình và Bác Ái.

Nhân ngày Lễ Mẹ, mời quý bạn đọc thưởng thức bài thơ “Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười” của thi sĩ Trần Trung Đạo, phổ nhạc do nhạc sĩ kiêm kinh tế gia Võ Tá Hân và do ca sĩ Thế Sơn trình bày.

https://www.youtube.com/watch?v=T0jEhzMdOiM

Cùng lúc, xin mời thưởng thức bài thơ nguyên thủy “Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười” qua giọng ngâm của chính tác giả.

Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười,Trần Trung Đạo, tác giả ngâm




 

Với lòng hiến dâng cho lễ Đức Mẹ Fatima, 13 tháng 5, 2023.

Với lòng thương nhớ Măng của tôi trong ngày Lễ Mẹ, 14 tháng 5, 2023

Hạnh phúc cho những ai còn có mẹ bên cạnh để săn sóc và yêu thương.

 

Vĩnh Chánh

Tháng 5, 2023

Di sản VNCH: Nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”!

Một biến thể phụ COVID-19 mới xuất hiện, mang tên Arcturus.

 Biến thể phụ Arcturus mới, lần đầu tiên được xác định “có mặt” và lây lan mạnh ở Ấn Độ hồi Tháng Ba. Tại Hoa Kỳ, Arcturus hiện chiếm khoảng 6% trong số ca nhiễm COVID-19.